Công Nghiệp Xanh Xu Hướng Ngành Công Nghiệp Không Phát Thải

công nghiệp xanh

Công Nghiệp Xanh Xu Hướng Ngành Công Nghiệp Không Phát Thải

Công nghiệp xanh là nơi mà các nhà máy trên thế giới đang hướng tới và thậm chí nó đã hoạt động mạnh mẽ ở một số Quốc Gia…

công nghiệp xanh
công nghiệp xanh

Công nghiệp xanh là gì?

Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hợp Quốc (UNIDO) định nghĩa tầm nhìn của ngành công nghiệp xanh là: “Tầm nhìn tiềm năng cho các ngành công nghiệp tách rời tăng trưởng kinh tế và doanh thu từ việc sử dụng tài nguyên quá mức và ngày càng tăng và ô nhiễm. Nó dự đoán một thế giới nơi các ngành công nghiệp giảm thiểu chất thải dưới mọi hình thức, sử dụng năng lượng tái tạo nguyên liệu và nhiên liệu đầu vào, đồng thời thực hiện mọi biện pháp phòng ngừa có thể để tránh gây tổn hại cho người lao động, cộng đồng, khí hậu hoặc môi trường. Các ngành công nghiệp xanh sẽ sáng tạo, đổi mới, không ngừng phát triển các sản phẩm mới cách cải thiện hiệu quả kinh tế, môi trường và xã hội của họ.”

Công nghiệp xanh (green industry) là là nền công nghiệp sản xuất và vận hành theo hướng giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Mục tiêu của công nghiệp xanh là tạo ra các sản phẩm/ dịch vụ bằng cách sử dụng các quy trình và công nghệ thân thiện với môi trường, từ việc khai thác nguyên liệu và sản xuất đến giai đoạn sử dụng và tái chế.

Tính bền vững trong kinh doanh đề cập đến chiến lược, hành động của doanh nghiệp nhằm giảm thiểu các tác động bất lợi đến môi trường và xã hội do hoạt động kinh doanh tại một thị trường cụ thể gây ra. Các hoạt động bền vững của một tổ chức thường được phân tích dựa trên các số liệu về môi trường, xã hội và quản trị (ESG).

Thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh

Áp dụng công nghiệp xanh giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hiệu quả sản xuất, giảm thiểu chi phí vận hành. Việc sử dụng năng lượng tái tạo, tái chế nguyên liệu, ứng dụng công nghệ tiên tiến giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí cho nguyên vật liệu, năng lượng, đồng thời nâng cao năng suất lao động.

Song đó, khi doanh nghiệp áp dụng công nghiệp xanh, hình ảnh và thương hiệu trên thị trường được nâng cao. Nhu cầu tiêu dùng xanh ngày càng tăng, các doanh nghiệp áp dụng công nghiệp xanh sẽ thu hút được lượng khách hàng tiềm năng quan tâm đến môi trường và phát triển bền vững.

Bên cạnh đó, công nghiệp xanh mở ra cơ hội hợp tác quốc tế và tiếp cận thị trường mới. Nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế khuyến khích phát triển công nghiệp xanh, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu, mở rộng thị trường xuất khẩu. Thúc đẩy đổi mới sáng tạo và phát triển khoa học công nghệ. Doanh nghiệp áp dụng công nghiệp xanh cần đầu tư vào nghiên cứu và phát triển các giải pháp công nghệ mới, tạo ra động lực cho đổi mới sáng tạo và nâng cao năng lực cạnh tranh.

Bảo vệ sức khỏe người lao động

Một trong những lợi ích của công nghiệp xanh đối với sức khỏe người lao động là giảm thiểu nguy cơ tiếp xúc với các chất độc hại. Bằng cách sử dụng công nghệ và quy trình sản xuất tiên tiến, công nghiệp xanh giúp giảm lượng chất thải và chất ô nhiễm được sinh ra trong quá trình sản xuất. Làm giảm nguy cơ gây ra các vấn đề sức khỏe như viêm phổi, dị ứng,…

Tiết kiệm năng lượng và tài nguyên

Các nhà máy công nghiệp xanh có thể sử dụng năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, năng lượng gió thay cho nhiên liệu hóa thạch, góp phần giảm thiểu khí thải nhà kính và bảo vệ môi trường. Việc áp dụng các công nghệ tiết kiệm năng lượng như hệ thống chiếu sáng LED, hệ thống điều hòa hiệu quả cao cũng giúp giảm lượng điện tiêu thụ đáng kể.

Ngoài ra, công nghiệp xanh còn chú trọng vào việc tái sử dụng và tái chế tài nguyên, giảm thiểu rác thải sản xuất. Việc sử dụng nguyên liệu hiệu quả và tái chế rác thải giúp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.

Đáp ứng yêu cầu của khách hàng và thị trường

Nhu cầu về các sản phẩm và dịch vụ thân thiện với môi trường ngày càng tăng cao, do người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến tác động của họ đối với môi trường. Các doanh nghiệp áp dụng công nghiệp xanh có thể đáp ứng nhu cầu này bằng cách cung cấp các sản phẩm/ dịch vụ được sản xuất theo cách bền vững, sử dụng ít tài nguyên và năng lượng hơn, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Thị trường cũng quan tâm hơn đến các doanh nghiệp hoạt động một cách bền vững. Các nhà đầu tư, nhà cung cấp và khách hàng ngày càng ưu tiên hợp tác với các doanh nghiệp có cam kết bảo vệ môi trường. Nền công nghiệp xanh có thể đáp ứng kỳ vọng này bằng cách áp dụng các tiêu chuẩn và quy trình sản xuất bền vững, đồng thời minh bạch về hoạt động môi trường của họ.

 

HandHeld với sự mệnh giảm phát thải Carbon đồng hành cùng các thương hiệu tiêu biểu:

EUCHNER, GEFRAN, Aichi Tokei Denki, Cannneed, Hepcomotion, KNF, Neeltran, Proton, RIPAC, Din.Al, ELEKTROGAS, FPZ, Gazex, , Hohner (Spain), HOHNER AUTOMAZIONE SRL (Italy), AESA-Cortaillod, ALIA, MOXA, Lumel, E2S, Werma, Greystone, Tokyo – Keiki (TKK), Itoh Denki, Novotechnik, Towa Seiden, Baumulller, Balluff, Anritsu, HMS, Valbia, Vaisala, Dold, MIKIPULLEY, PROXITRON, SHOWA GIKEN, Mark-10, E+H, TRelectronic, Baumer, Hubner, Kuebler, IFM, SCHMERSAL, TURCK, Sick, Pilz, Heidenhain, Pora, Hans Schimdt,…

 

  • Giải pháp giảm phát thải Carbon
  • Giải pháp xử lý CO2 công nghiệp
  • Giải pháp phát thải âm…

 

Năng lượng sạch Việt Nam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.